|
| DTS&Lossless | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
fud_etra Moderator
Tổng số bài gửi : 239 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 30/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: DTS&Lossless Wed Sep 03, 2008 8:14 pm | |
| Không biết có ai nghe cái này chưa nhỉ?? Cùng với sự phát triển của công nghệ cao thì nhu cầu thưởng thức của con người càng đòi hỏi khắt khe hơn.Ngày xưa phim trắng đen rồi tới phim màu,mấy năm trở lại đây là các phim DVD chất lượng khá rõ nét nhưng bây giờ sành điệu là phải chơi HD. Về nhạc cũng vậy,bây giờ người ta thưởng thức những bản DTS,Lossless Bitrate 1411kbps :shock: thay cho những bản nhạc 64,128kbps đã lỗi thời Và hôm nay box này được lập ra giúp các bạn chia sẻ kinh nghiệm nghe nhạc,chia sẻ những bản nhạc hay mà mình đang có,mọi thắc mắc cứ post tại đây nếu nằm trong tầm hiểu biết hạn hẹp của mình thì mình sẽ chỉ còn không thì sẽ nhờ cao nhân chỉ giáo. | |
| | | fud_etra Moderator
Tổng số bài gửi : 239 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 30/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Wed Sep 03, 2008 8:19 pm | |
| Đầu tiên là tìm hiểu về các định dạng nhạc Trính từ www.vninformatics.com - Trích dẫn :
- Tôi xin chia xẻ các kinh nghiệm về Digital Audio, do là quan điểm cá
nhân, nghĩ sao viết vậy, không lấy từ các tài liệu có liên quan, nên có thể mỗi nguời mội khác, xin đuợc góp ý.
1. WAV Lưu file WAV xuống HDD không gọi là nén, có thể gọi là "extract", vì file không thay đổi so với file gốc. Có rất nhiều phần mềm dùng để làm điều này, chẳng hạn như JetAudio, Music Match Juckebok, RealOne...
Nhưng cách hay nhất là thay đổi file cdfs.vxd (tôi chỉ mới thử nghiệm trên Win9x, chưa có test trên WinXP). Cách này sẽ làm cho CD hiển thị đúng dung luợng của các track nhạc khi vào Explore (thông thuờng khi bạn vào Browse AudioCD, bạn chỉ thấy Track1, Track2... với dung luợng là 1Kbs). Sau khi thay file cdfs.vxd, bạn chỉ cần copy và paste các file nhạc vào HDD như copy các file thuờng 1 cách dễ dàng.
Cách này sẽ cho bạn một điều thú vị, khi bạn Properties CD nhạc của bạn, bạn sẽ thấy dung luợng của CD trên 1Gbs. Hình như đề tài này đã đuợc thảo luận.
Ngày nay có rất nhiều DVD nhạc mà bạn muốn lấy các Track nhạc của nó để lưu xuống HDD hay để làm các công việc khác, bạn có thể dùng FlashMPEG để down các track này, nhưng một điểu bất tiện là các file WAV sẽ bị downmix xuống còn 2channels cho dù file gốc của bạn là 5.1channels. Cách hay nhất là dùng Sonic Foundry để tạo các file WAV (có hỗ trợ Multi Channels WAV).
Chúng ta cũng có thể tạo file WAV bằng cách copy Realtime, có nghĩa là copy ở chế độ nền, chúng ta phát nhạc ra PC và thu trực tiếp từ các nguồn đó bằng Sound Recorder, Jet Audio.... Nếu file nhạc của chúng ta dài 5 phút thì chúng ta phải chờ 5 phút để tạo ra file WAV (Analog Recoding). Cách này hay đuợc dùng để Remaster các file nhạc cũ từ nguồn Tape, nếu như các file nhạc đó đã mất tích trên thị truờng chứ cách này không dùng để copy nhạc từ CD vì sẽ làm giảm chất luợng (Sound Card của chúng ta luôn có nhiễu).
Bạn là nguời thật sự yêu nhạc, có những TAPE cũ quý hiếm, bạn muốn tạo CD từ các TAPE này, truớc tiên bạn phải Connect line out của thiết bị chơi TAPE của bạn vào LineIn của Sound Card, sau đó Analog Recording để tạo file WAV. Sau khi tạo xong file WAV, chất luợng file không thể nào bằng CD vì có rất nhiều tạp âm. Bạn muốn tạo CD cho các bài hát cũ xưa này, bạn phải khử tạp âm truớc khi burn nó ra CD. Cách mà đuợc gọi là "Amatour" nhất là dùng Sound Editor của EASY CD CREATOR, rất dễ dàng. Sau đó bạn có thể an tâm cho bộ sưu tập nhạc "cổ" của mình, không cần phải clean đầu từ mỗi khi nghe TAPE.
2. MP3 Nói đến MP3 chúng ta sẽ gặp rất nhiều phần mềm để nén file này. Để tạo file MP3 chúng ta có hai cách đó là nén trực tiếp từ CD và nén qua một file trung gian khác gọi là Convert.
Phần mềm để Convert từ các file khác sang MP3 rất nhiều, chẳng hạn MP3 All Converter, Nero Burn.... nhưng bạn hãy thử JetAudio 5.0, bạn có thể Convert hàng loạt các file cùng một Folder, có thể convert từ các địng dạnh phổ biến hiện nay như WMA, OGG, MP3, WAV.... Bạn chỉ Convert các file định dạng khác sang MP3 khi file nguồn là WAV và bạn muốn tạo một collection để nghe với Portable Players của bạn (có rất nhiều DiscMan hay DVD Player ngày nay hỗ trợ nghe MP3, trong khi trong tay bạn chỉ có các file dạng WMA, OGG... thì bạn phải convert qua để nghe cho tiện)
Các phần mềm copy trực tiếp từ CD xuống thành MP3 cũng có rất nhiều, Music Match, JetAudio, Real đều có thể làm đuợc điều này, chỉ có cái là phần mềm nào nhanh hơn mà thôi. Các bản DEMO chơi rất "đểu", nó cho bạn RIPPLE CD với tốc độ chậm khoảng 1 nửa và không thể nén MP3 ở băng thông cao nhất. Do đó bạn phải mua bản chính thức để copy MP3 nhanh và hay hơn. Ngày xưa Windows Media Player cũng cho phép Copy MP3 ở ... 56Kbps, ngày nay nó bỏ luôn, bắt bạn phải mua Third Party của hãng khác để copy đuợc MP3, nhưng mà bạn đừng trông mong vào nó vì không bao giờ $M tối ưu cho MP3, WMP phải ưu tiên cho WMA hơn là điều đuơng nhiên
Lưu ý: Khi nén MP3 có 2 chọn lựa là CBR (Constant Bit Rate) và VBR(Varialbe Bit Rate). Nhưng theo kinh nghiệm thì VBR không thể nào hay hơn CBR (so hai file gần bằng dung luợng với nhau thì CBR hay hơn VBR) và bạn cũng đừng dùng VBR vì các Portable Player không hỗ trợ cho VBR, không phải cái gì mới sẽ hay hơn cái cũ.
3. MP3pro MP3Pro chỉ có Music Macth Juke Box 7.x là hỗ trợ copy trực tiếp từ CD, còn Thompson Player là bản Demo, chỉ nghe còn nếu copy thì không hỗ trợ hoàn toàn. Còn Nero Burn thì chỉ có Convert đuợc mà thôi.
MP3pro cũng có 2 dạng là CBR và VBR, và CBR vẫn là hay hơn. Nhưng giới hạn là không có phần mềm nào hỗ trợ nén trên 96Kbps, đến đó là dừng lại rồi vì MP3pro thích hợp để nén ở băng thông thấp hơn là cao, nếu nén trên nữa sẽ mấy ý nghĩa của MP3pro.
4. AC3 AC3 là chuẩn của DVD, cho nên cách lấy AC3 nhanh nhất là từ DVD(đối với các DVD có Dolby Digital, còn PCM thì sẽ cho bạn file WAV Multi Channels).
Bạn có thể dùng Smart Ripper để tách riêng Audio Track từ DVD để tạo riêng cho mình một bộ sưu tập nhạc Multi Channels. Các file AC3 có đặc điểm là tần số lấy mẫu lên đến 48Khz và có thể Multi Channels. Các file nhạc AC3 có dung luợng gấp đôi file MP3 bình thuờng nhưng chất luợng thì tuyệt hảo (các bạn nghe DVD có thể nhận ra điều này)
Còn bạn muốn convert từ file WAV (chỉ có hỗ trợ duy nhất WAV) bạn hãy dùng AC3Machine để convert.
Bạn đừng lo không có Player nào hỗ trợ AC3. Theo tôi đuợc biết, WinDVD Platinum, PowerDVD hay HeroSoft 3000 (hay III) đều có thể nghe AC3 và có thể nghe 5.1 channels nếu bạn có Sound Card 5.1chs. Sau khi cài xong WinDVD bạn cũng có thể nghe chúng trên Windows Media Player 9.
Bạn có nghe đến CD Multi channels chưa? có riêng 1 chủ đề trên Internet, rất lý thú, nhưng tôi chưa thử nghiệm qua nên chưa dám viết lên đây.
5. WMA Nghe đến WMA thì phải nói đến Windows Media Player. WMA rất đuợc lợi thế vì đuợc $M hỗ trợ tối đa.
Thuận lợi rất lớn của WMA là khi bạn Connect vào Internet, Insert Audio CD vào là bạn đã có thông tin của CD nhạc đó (Tittle, Artist, Composer... đều có hết). Các thông tin này lấy từ AMG (All Music Guide) nên rất chính xác. Bạn không cần phải Edit cho các bài nhạc của mình. WMA cũng đuợc WinXP hỗ trợ cho các hình của CD khi hiển thị ra folder duới dạng Thumpnail.
WMA chỉ nghe chấp nhận đuợc từ Version 8 trở lên, còn Version 7 trở xuống thì có thể nói là thua MP3 xa. Nếu bạn có chọn WMA, hãy nén ở 192Kbps, vì nếu thấp hơn nghe không hay, chỉ có ở 192Kbps là không thể phân biệt đuợc so với CD, mà dung luợng cũng vừa phải.
Các software khác như JetAudio, MJB... đều có thể nén WMA nhưng không đuợc hỗ trợ tối đa như WMP.
Phần mềm dùng để convert WMA thì phải nói đến Windows Media Encoder, chuyên hỗ trợ để tạo file WMA.
6. Real Audio
Hồi truớc tôi có sử dụng Streambox Ripper để convert Real Audio to MP3, nhưng lâu lắm rồi không sử dụng lại vì thấy không cần thiết vì những file *.ra down load từ Internet chất luợng rất tồi. Real Network khuyến cáo là khi convert ra sang các chuẩn khác sẽ bị giảm chất luợng.
Theo tôi biết thì Real sẽ không cấp quyền cho các phần mềm khác về chuẩn nén của mình, do vậy rất khó tìm phần mềm để tạo hay convert *.ra sang các chuẩn nén khác. Bạn phải dùng các software như RealJukebox, RealProducer hay RealOne (RealOne là bản nâng cấp của Real Jukebox) để nén hay convert *.ra. Bạn có thể convert *.ra to MP3 bằng cách vào RealOne, mở file bạn cần convert, rồi vào My Library rồi right click và file bạn cần convert chọn "Convert Media Format". Đề làm đuợc điều này bạn phải có Full version của RealOne.
Thực chất các file Real Audio chỉ thích hợp cho voice ở tốc độ thấp, không thích hợp cho Stereo Music, các file ra trên Internet đa số là vậy. Kể từ khi có RealOne, hay là Real Audio Version 8 trở lên, Real Audio có kết hợp thêm công nghệ ATRAC3 của SONY cho công nghệ của mình. Real Audio Version 8 nghe nói chung là hay, hay hơn MP3 thuờng nhiều, nhưng khuyết điểm là chỉ có RealOne hỗ trợ nghe mà thôi, rất bất tiện.
ATRAC3 đuợc SONY dùng để nén nhạc trên MiniDisc. MiniDisc hay MD là một Portable Device, sử dụng loại ** gần bẳng loại CD 8cm thông thuờng, có thể ghi lại nhiều lần. Các ** MD thuờng có dung luợng là 74 phút, bằng với CD thuờng mà chúng ta hay sử dụng, ATRAC3 giúp cho MD có thể chơi lên đến hơn 4 tiếng nhạc (có thể hơn) cho ** MD 74min. Theo tôi đã thử nghiệm qua thì thấy nghe cũng chấp nhận đuợc, nhất là rất thích hợp để thu các cuộc hội thảo, tiện hơn Tape.
Nhận xét: các file Real Audio bạn có sẵn đừng mất thời gian Convert qua MP3 làm gì, có sao cứ để nghe vậy.
DVD thông thuờng lưu âm thanh Surround duới 2 dạng là AC3 và DTS [còn PCM chỉ có 2 channels].
AC3 do Dolby Labs mua bản quyền từ AAC (bây giờ bạn lên Internet tìm các công cụ hỗ trợ AAC chắc chắng sẽ không tồn tại), còn DTS[Digital Theater System] do Terry Beard phát minh ra. Cả hai chỉ phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay là do DVDs quá phát triển (AC3 cũng đuợc áp dụng cho truyền hình số chất luợng cao HDTV),
Hồi truớc không thể nào áp dụng đuợc cho VCD, lý do 1 VCD 74phút không thể chứa hết vừa track hình vừa track DTS. Giải pháp Surround cho VCD và VCR là Dolby Prologic, giải mã 4.1 chs cho nguồn là Stereo, nhưng không thể nào bằng 5 kênh độc lập đuợc. Hiện nay vãn còn tồn tại giải pháp này, nhưng là Dolby Prologic II, cho ra 5.1chs từ nguồn 2chs.
Cả hai đều là dạng nén mất, DTS chỉ khác AC3 một chỗ là nén ở băng thông cao hơn. DTS trong các DVD thông thuờng khoảng từ 750Kbps cho đến 1500Kbps (gần bằng WAV), trong khi đó AC3 chỉ nén ở mức 192-448Kbps (các DVD 5.1chs đều nén ở 448Kbps).
Ưu thế của AC3 là tỉ lệ nén cao hơn, hầu hết các DVD Players hiện nay đầu hỗ trợ. Các DVD có DTS, thông thuờng hay có theo AC3 phụ theo. DTS đuợc các nhà phê bình đánh giá cao, âm thanh "bén" hơn, nhưng nó chiếm chỗ nhiều hơn AC3. Nhưng DVD [dung luợng 4.7Gbs] đã giúp cho nó khắc phục đuợc điểm yếu này. Có thể DTS sẽ phát triển mạnh trong ngày gần đây, cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn. Nếu bạn có DVD có DTS, hãy so sánh với AC3 sẽ thấy sự khác biệt.
Nói thêm 1 chút về Audio_DVD: Ngày nay xuất hiện thêm 1 dạng chuẩn âm thanh trên DVD đó là Audio_DVD. Loại này tốt hơn 2 dạng trên do nó là "lossless", sử dụng chuẩn MLP [Meridian Lossless Packing]. Dạng Lossless Audio đã đuợc đưa vào DVD để tận dụng ưu thế về dung luợng của DVD. DVD_Audio vừa có ưu điểm là không bị mất tín hiệu, dung luợng giảm đi gần 1 nửa so với lấy mẩu WAV bình thuờng, vừa hỗ trợ 6 channels, 24bits và lấy mẫu lên đến 96Khz, không kể đến dung luợng của nó. Điều này làm cho DVD_Audio "ăn đứt" CD thông thuờng, làm hài lòng những ai yêu nhạc cổ điển. Vì nó mới ra, cho nên các DVD Players cũ không hổ trợ nó, chỉ các Players sau này có "DVD_Audio Mark" mới có thể nghe đuợc, gía của các loại này luôn mắc hơn loại bình thuờng, nên ít ai mua nó trong khi trên thị truờng chưa có nhiều dĩa DVD_Audio. Giải pháp để nghe nó trên PC đó là Blaster Audigy .
Một chút kiến thức của tôi về Audio trên DVD cùng chia sẻ với các bạn, Chúc các bạn thư giãn một chút với đề tài này.
Thân g_shock | |
| | | fud_etra Moderator
Tổng số bài gửi : 239 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 30/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Wed Sep 03, 2008 8:21 pm | |
| Âm Thanh số là gì ?Nguồn từ đâu thì không nhớ nhiều quá sao nhớ hết,đừng bắt bẻ con nữa nha mấy cha nội,đã đặt trong thẻ quote đàng hoàng rồi àh=.= - Trích dẫn :
- Âm Thanh số là gì ?
Âm thanh được ghi trên ** CD và định dạng file âm thanh WAV được sử dụng chuẩn định dạng Pulse-Code Modulation (PCM) (tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số hình sin diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những "nhịp đập" cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả cần đúng nhất hình dạng sóng sine) . Đây là những tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén.
Theo chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz, và mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu.
Có nghĩa là trong 1 phút nhạc/âm thanh ta có:
44100 đợt lấy mẫu X 2 kênh trái phải X 2 bytes (16 bit = 2 bytes) X 60 giây = 10.584.000 bytes = 10.1 Mb
Như ta đã biết, 1 CD thường có dung lượng là 750MB, hoặc lưu được 74 phút nhạc, vì thế nếu bạn nhân con số 10MB của mỗi phút nhạc cho 74 bạn sẽ thấy rõ tại sao CD nó lại như vậy !
Như vậy tóm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là : 1411kbps <-- Xin bạn chú ý số này ----------------------------------------------------------------
MP3,WMA,... - lossy compression (nén mất dự liệu)
- Angel or Devil ?
Với sự phát triển của PC và internet, nhu cầu chia sẻ thông tin và nhạc càng ngày càng đc đòi hỏi cao. Nhưng người ta không thể nào gửi cả album nhạc đến 700MB qua internet với tốc độ èo uột 56kps vào thời đấy được. Do đó các nhóm nghiên cứu, các tổ chức, và nhiều công ty khác nhau đã cố gắng tìm ra những định dạng âm thanh mới sử dụng những thuật toán riêng để nhằm giảm bớit dung lượng dữ liệu cần đề diễn tả âm thanh gốc cùng lúc đó cố gắng giữ cho âm thanh gần với âm thanh gốc nhất.
Có rất nhiều định dạng khác nhau đã ra đời như mp3, wma, aac, ogg, mpc, atrac, ... Chúng hoạt động gần giống nhau nhưng mỗi định dạng có 1 thuật toán khác nhau để xác định xem giữ lại mẫu âm thanh nào, bỏ mẫu âm thanh nào , hoặc điều chỉnh mẫu âm thanh thế nào.
Thế thì tại sao lại có thể bỏ, hoặc giữ ?
Vì theo lí thuyết tai con người sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của 1 tần số âm thanh nhất định nào đó (có thể là quá 20Khz). Việc bỏ đi 1 phần dữ liệu âm thanh này giúp cho các định dạng âm thanh mất dự liệu như Mp3 có thể giảm dữ liệu cần thiết để diễn tả 1 lần lấy mẫu (sẽ ít hơn rất nhiều so với 16bit cho 44100 lần 1 giây như của âm thanh gốc).
Ngoài ra các định dạng âm thanh này còn tạo ra những âm thanh giả nhằm đắp vào những phần nó đã loại bỏ, điều này là thực sự không thể chấp nhận đc, nó tạo ra những âm thanh ta hay gọi là "éo éo" hoặc vang hoặc méo hẳn so với âm chuẩn, đối với những file được nén với bitrate càng thấp thì hiện tượng này xảy ra càng nhiều
(ví dụ điển hình nhất: bạn hãy nghe thử 1 đoạn khán giả vỗ tay của 1 file mp3 và 1 track trong CD gốc hoặc 1 file nén không mất dữ liệu (lossless) sẽ ngay lập tức nhận ra. Vì sao tiếng vỗ tay lại gây ra nhiều vấn đề như vậy ? Bởi vì tiếng vỗ tay là 1 âm thanh hỗn hợp ngẫu nhiên, nếu trong âm thanh chuẩn gốc nó sẽ đc diễn ta đầy đủ, thế nhưng với âm thanh nén, định dạng nén buộc phải "ép" bitrate của mình vào khoảng cho phép do đó nó tạo ra những âm thanh vỗ tay đều đều nhau rất ít sự khác biệt hoặc bị hiệu ứng vang)
Chúng ta thường thấy rằng Mp3 hay được nén với bitrate là 128, hoặc 192, hoac 320 kilobit 1 giây (kbps) . Bạn có thể nhận thấy rằng nó chỉ bằng 1/10 so với biterate của WAV (1411kbps) đó là lí do tại sao 1 phút nhạc mp3 128kbps chỉ tốn khoảng 1MB.
Đúng là trong 1 số trường hợp nhất định, hoặc 1 dạng âm thanh/nhạc nào đó, sẽ rất khó phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh gốc và mp3. Bên cạnh đó các thuật toán nén của các định nhạc mất dữ liệu đã được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng không có gì hoàn hảo, và chắc chắn cái gì đã mất đi thì sẽ làm cho nó hỏng đi. Đặc biệt là âm thanh. Đối với những album nhạc như vocal, nhạc cụ , hay đặc biệt là cổ điển thì đây là 1 tai họa, vì với những album nhạc này, thường những nhạc cụ được sử dụng hoặc giọng hát có tần số âm thanh rất cao hay rất trầm do đó rất nhiều dự liệu đã bị loại bỏ hoặc điều chỉnh khác đi so với thực tế.
Mp3, âm thanh nén, nhiều người cho rằng chỉ thích hợp với nhạc pop hoặc các dạng nhạc bình thường khác.
Chúng ta cùng xem 2 tấm hình sau, nó thể hiện quang phổ âm thanh của cùng 1 bài nhạc nhưng cái đầu được nén mp3, cái thứ 2 là nén lossless FLAC.
Ta có thể nhận thấy rõ sự khác biệt .... heheh chấp nhận đc hay ko thì tùy bạn ... nhưng tdev thì ko.
Lossless Compression (Nén không mất dữ liệu)
- Thiên đường ?
Trong công việc hàng ngày với máy tính, hẳn không ít lần bạn đã nén 1 file tài liệu gửi cho đồng nghiệp. Có thể bạn đã sử dụng Zip hoặc Rar làm định dạng nén.
File tài liệu đc bạn nén sau khi qua Zip hoac Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận đc file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo. Vậy Zip va Rar đã làm gì ? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là ax5 bx7 ax3 1x5). Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều . Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén , Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.
Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ rằng đ/v lossless audio, nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc. Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 MB
Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu nhân cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.
Việc nén, nghe và ghi album với định dạng âm thanh không mất dữ liệu tdev đã đề cập nhiều trong topic này, mong bạn tìm đọc thêm.
Hoạt động của việc ghi CD nhạc:
Như đã đề cập, định dạng âm thanh của CD là PCM - 1411kbps. Và đầu vào của nó cũng phải ở định dạng PCM - 1411kbps. Do đó khi ta ghi 1 CD nhạc việc đầu tiên của 1 trình ghi ** là nó phải convert (chuyển) bất kì định dạng cho vào ra WAV , bất kể nó là mp3 hay ape, lossy hay lossless. Đó là lí do vì sao mà ngoài mp3 thường được hỗ trợ sẵn, đ/v các định dạng âm thanh khác ta phải cần plugin cho trình ghi ** óới có thể ghi đc.
Như thế bất kì định dạng nhập vào là gì trước khi ghi ra ** ta sẽ có 1 dữ liệu âm thanh định dạng WAV, mà WAV thì luôn là PCM - 1411kbps. Cho nên dù dữ liệu vào "xấu" hay "đẹp" nó cũng sẽ đc cho mặc 1 cái áo được dệt bởi 1411 kí sợi để ghi ra CD. Tại sao cùng 1 album, ta có 2 định dạng mp3 và ape , mp3 chỉ 50MB, ape đến 200MB mà ghi ra ** vẫn đầy, vẫn cùng ngần đấy phút nhạc ? bạn đã có câu trả lời tại sao.
Hoạt động của việc nén CD nhạc:
Như vậy sau khi ghi ra CD 1 rổ dữ liệu "xấu" đấy, nếu bạn sử dụng nó để đọc trong máy sẽ vẫn thấy rằng bitrate của nó là 1411kbps . Tiếp theo nếu bạn sữ dụng software để rip CD này và xác định bitrate là 320 hay cao hơn đi nữa thì nó sẽ vẫn thực hiện công việc nén 1411kbps dữ liệu "xấu" đấy trở thành 320. Nhưng cũng phải nói thêm rằng dù nén 320kbps nhưng đữ liệu "xấu" của bạn sẽ càng trở nến xấu hơn vì chính trong lúc nén ở 320kbps, nó sẽ tiếp tục bị mất tiếp dữ liệu . Đã xấu lại càng xấu . Vậy theo lí thuyết bài trước, để giữ nguyên độ "xấu" gốc bạn chỉ có cách nén ở định dạng lossless không mất dữ liệu ... "xấu".
Phần lớn, hay ko muốn nói là tất cả những ** nhạc copy (cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại) mà ta thấy ngoài tiệm đều là ghi ra ** với nguồn là mp3 trong máy tính. Bạn có rip với bất kì định dạng nào thì chất lượng vẫn là hàng phế phẩm, không nói gì chất lượng CD, mà chất lượng âm thanh không thể nào bằng ** gốc.
Vậy với lossless nó sẽ thế nào ? Cũng vẫn thế, nhưng khi ape được trình ghi ** giải nén ra wav ta sẽ có lại dữ liệu đẹp ban đầu ở 1411kbps, tạo ra 1 ** CD chuẩn ở 1411kbps, rồi ta lại rip lossless, rồi lại ghi ra . Cho dù bao nhiêu lần đi nữa thì dữ liệu vẫn (có thể) được giữ nguyên. tdev nói có thể là vì nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng CD, chất lượng đầu đọc , 2 thứ đấy có đảm bảo được cho sự an toàn, hoàn chỉnh của dữ liệu khi ghi và đọc hay không. Vì thế mà người ta luôn nói là với CD thì phải là TDK, ổ ** thì phải là Plextor , hơn nữa khi ghi hay đọc thì chỉ ở tốc độ 1x , vâng 1x , như thế mới giảm thiểu tối đa số lỗi đọc ghi.
Công nghệ ghi ** và loại ** đc sử dụng là rất quan trọng do đó ** hiệu mới đắt như vậy. Ngoài ra còn có đủ loại ** dành cho dân audiophile như ** vàng, ** thủy tinh. Công nghệ thì có XRCD, DCC, Chesky, MFSL ,... rất rất nhiều . Sự khác nhau của họ là cách thức xử lý tín hiệu gốc đạt đến độ hoàn chỉnh, sau đó sử dụng công nghệ máy móc đc fát triển riêng để ghi lên ** đặc hiệu, máy ghi ** luôn đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra, dữ liệu không bi nhiễu, và khi ghi lên bề mặt ** đạt đc hiệu quả tối ưu.
Được sửa bởi fud_etra ngày Thu Sep 04, 2008 5:00 pm; sửa lần 1. | |
| | | fud_etra Moderator
Tổng số bài gửi : 239 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 30/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Wed Sep 03, 2008 8:29 pm | |
| Cách nghe nhạcTrích từ www.vietdesigner.net - Trích dẫn :
- Khi chúng ta nghe nhạc chúng ta sẽ để ý đến chất lượng âm thanh như thế nào? Chúng ta sẽ nghĩ đến âm thanh số và định dạng chuẩn. Khi định dạng chúng ta sẽ phải nén chúng ra sao. Do vậy có 2 vấn đề khi các bạn nén file:
+ Các file nén Mp3, wma,ogg… hay 1 số định dạng nén khác tương đương sẽ làm mất đi tính chuẩn của âm thanh gốc Âm thanh gốc cỡ khoảng 1411Kbps trong khi đó âm thanh này nén lại chỉ còn 64--320 Kbps. Thật khiếp sợ. Người ta sử dụng các nhịp đập để diễn tả lại âm thanh gốc. Chứ âm thanh gốc đâu có được nén lại.-->>nén kiểu này mất dữ liệu. Đặc biệt là các bạn hay nghe nhạc hòa tấu, jazz hay giao hưởng rất chán chất lượng thấp không còn được như ở ** gốc nữa. + Các file Lossless Compression (Những file nén không mất dữ liệu) Đôi khi chúng ta có những CD quý và muốn đc cất giữ tốt nhất trong máy tính với dung lượng tối ưu mà vẫn giữ đc chất lượng của CD Gốc.Chúng ta dùng định rạng Lossless Compression. Kĩ thuật nén không mất dữ liệu này mức độ né cao nhất bằng khoảng bằng 1/3 dung lượng gốc. Do vậy mỗi album của Lossless 200Mb-300Mb.Khi giải nén Lossless thì điều chắc chắn đạt được sẽ là CD gần nguyên gốc (44.1Khz,16bit,1411kbps) Chính vì những điều này mà thế giới âm thanh số sinh ra 1 khái niệm đó là lossless mà tiêu biểu cho lossless là 2 định dạng khá được ưa chuộng và phổ biến chúng ra hay đc chiêm ngưỡng đó là:
+ Monkey Audio: Với đuôi file là .APE bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về định dạng này tại link dưới: http://en.wikipedia.org/wiki/Monkey_Audio + Free Lossless Audio Codec: Với đuôi file phổ biến nhìn thấy là .FLAC bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về định dạng này tại link dưới: http://en.wikipedia.org/wiki/FLAC Bảng so sánh tính năng, player hỗ trợ, OS hỗ trợ http://flac.sourceforge.net/comparison.html Phần mềm nghe nhạc này Xong phần giới thiệu qua về lossless, giờ tới phần làm sao để nghe? Rất đơn giản nghe thì chúng ta chỉ cần code theo bộ K lite là đủ nhỉ ; rùi coi bằng MPC. Nhưng nghe vậy thì không có tính chuyên nghiệp tí nào, có lẽ trong giới nghe nhạc lossless ai cũng biết đến huyền thoại nghe nhạc lossless đó là foobar2000
Sơ qua player này hỗ trợ rất tốt việc nghe nhạc lossless và hỗ trợ rất tốt unicode. Trang chủ: http://foobar2000.org/
Download
http://foobar2000.org/download.html
Component
http://foobar2000.org/components/index.html
Trong phần Component có 1 thành phần khá quan trọng đó là Monkey's Audio decoding support cái này là thành phần quan trọng để bạn có thể nghe đc những file APE hãy down về và giải nén mặc định
C:\Program Files\foobar2000\components
Cũng xin đề cập luôn 1 định dạng có thể cũng hiếm nhưng ko phải ko gặp là DTS muốn nghe bằng foobar bạn down component Foo DTS
http://wiki.hydrogenaudio.org/index.php?title=Foobar2000:Components_0.9/DTS_Decoder_(foo_dts)
Burn
Xong phần nghe rùi, giờ tôi muốn burn ra thì làm sao? Cũng có khác nhiều cách nhưng tôi giới thiệu ở dưới đây là cách đơn giản và có dùng chung cho cả APE và FLAC Đầu tiên bạn cần có nero tốt nhất là là nero 6 trở lên ( thế cho nó thoải mái ) Sau đó down các plugin cho APE (Monkeys Audio v1.0.0.37 )và FLAC (FLAC v1.0.0.33 ) về giải nén theo đường dẫn mặc định sau
C:\Program Files\Common Files\Nero\AudioPlugins
or
C:\Program Files\Common Files\Ahead\AudioPlugins
Giờ bạn mở Nero Burning ROM ( ko phải Nero Express) File -> Open (or Recorder -> Burn Image) dẫn tới file .cue rùi bạn chỉnh các thông số nâng cao mà bạn biết trong nero hay không tùy mỗi người rùi burn
Đấy là cách đơn giản nhất nhưng có 1 cách vòng vèo hơn nhưng có lẽ là chính thống hơn đó là bạn dùng Mokey audio
http://www.monkeysaudio.com/download.html
Hoặc FLAC
http://flac.sourceforge.net/download.html
down về cài rùi add file lossless tương ứng với mỗi soft rùi decompress thành file WAV rùi dùng cuesplitter ( chú ý chỉnh lại file cue theo đuôi WAV) chia thành track rùi dùng nero burn ( tại sao không chia trước rùi mới decompress, đơn giản vì cái Mokey audio theo tôi thấy dùng thì chỉ add đc 3 file 1 lúc để decompress)
Vậy là ta đã có 1 ** CD chất lượng gần tương đương ** gốc.
Tạm xong bài này , nếu có gì cần bổ xung mọi người cho thêm ý kiến để mình bổ sung thêm , tại viết thế này có những cái chẳng nhớ ra để viết
Phù xong tròn 200 bài :lol: | |
| | | boopbuup Admin
Tổng số bài gửi : 101 Age : 34 Registration date : 14/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Wed Sep 03, 2008 8:49 pm | |
| Copy ở diễn đàn nào vậy ku sao chép ma ko xin bản quyền .Trích dẫn đi mày. | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Thu Sep 04, 2008 12:01 pm | |
| oh`, sao chep thi` phai ghi ro~ la bai` cua ai nha ku... vi pham ban quyen thi` co ngay` bi cat chym do' =)) | |
| | | fud_etra Moderator
Tổng số bài gửi : 239 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 30/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Thu Sep 04, 2008 4:52 pm | |
| ơ mấy anh này có đọc kĩ chưa mà bù lu bù loa lên thế hả 8) anh trích tên dđ ra đầy đủ còn đặt trong thẻ quote nữa vậy còn chưa đủ hở >.< hay là lại đây để anh cắt chym mấy chú rồi mới thấy =)) Còn thằng cẩu MN kia coi chừng đó về đây là anh cắt chym à | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Fri Sep 05, 2008 8:29 pm | |
| ah ha! Thang` " da^m su phu" hom nay an gan hum` ah, dam' cuong w anh may` ha? noel nay` ve tao bop chym chet ah | |
| | | boopbuup Admin
Tổng số bài gửi : 101 Age : 34 Registration date : 14/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Fri Sep 05, 2008 9:42 pm | |
| Láo cái nguồn ko rõ ràng gì hết tin tao bóp chym ko | |
| | | boopbuup Admin
Tổng số bài gửi : 101 Age : 34 Registration date : 14/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Fri Sep 05, 2008 9:44 pm | |
| Mà chế đại rồi nói là lấy từ đâu đó sao,nghi lắm | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Fri Sep 05, 2008 9:50 pm | |
| ack, no ma che dc ah. May` co' nao~ hok Xo? may` nghi thang Hoai Phuong sieng co~ nao` mah vit dc cai bai` dai` the'? Ro~ chan mah | |
| | | boopbuup Admin
Tổng số bài gửi : 101 Age : 34 Registration date : 14/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Sat Sep 06, 2008 6:47 am | |
| Nó siêng lắm đó mày chỉ là trình độ thì phải đặt dấu "?" | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Mon Sep 08, 2008 9:28 pm | |
| hah vay ah ... cai nay` thi tao moi bt ah. :P :P, uh chac la nhu vay ah, trinh` do = "?" :P :P | |
| | | DarknessGod Tổ viên
Tổng số bài gửi : 131 Age : 34 Humor : God of Darkness Myself : Feel free to write Registration date : 29/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Mon Sep 08, 2008 10:37 pm | |
| tội nghiệp thằng hugo :cry: , mặt dù đã xin xỏ đủ kiểu nhưng vẫn bị chửi :P | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Tue Sep 09, 2008 10:28 am | |
| toi nghiep cai' deo', song tren doi` may` toi nghiep no, no' co toi nghiep may` hok? :no: :no: Chui no di, chui nua~ di :P :P | |
| | | DarknessGod Tổ viên
Tổng số bài gửi : 131 Age : 34 Humor : God of Darkness Myself : Feel free to write Registration date : 29/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Tue Sep 09, 2008 7:43 pm | |
| tao nói vậy thui chứ tụi bây cứ chửi típ đi có gì tao support cho :evil: | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Wed Sep 10, 2008 2:49 pm | |
| the may` ko thay toi nghiep cho no' nua~ ah :P :P... Moa dung la thang dao. duc gia :no: :no: | |
| | | DarknessGod Tổ viên
Tổng số bài gửi : 131 Age : 34 Humor : God of Darkness Myself : Feel free to write Registration date : 29/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Wed Sep 10, 2008 2:51 pm | |
| tích ngi với đk sống mà :D , sống gần tụi bây nên như vậy :D | |
| | | minhnhat14 Tổ viên
Tổng số bài gửi : 84 Myself : Feel free to write Registration date : 03/02/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Thu Sep 11, 2008 11:00 pm | |
| loai` heo nhu may` ma cung bt thix nghi ah? nghi ngo` wa :no: :no: | |
| | | DarknessGod Tổ viên
Tổng số bài gửi : 131 Age : 34 Humor : God of Darkness Myself : Feel free to write Registration date : 29/08/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Thu Sep 11, 2008 11:10 pm | |
| thằng ko có c như mày còn thích nghi được huống chi tao :) | |
| | | fud_etra Moderator
Tổng số bài gửi : 239 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 30/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Fri Sep 12, 2008 10:28 am | |
| mấy thằng này zô topic tao wậy à :twisted: :twisted: Cảnh cáo lần thứ 1 :pirat: | |
| | | lobachevsky Admin
Tổng số bài gửi : 178 Age : 34 Myself : Feel free to write Registration date : 11/01/2008
Post Post: (0/200)
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless Sat Sep 13, 2008 4:12 pm | |
| | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: DTS&Lossless | |
| |
| | | | DTS&Lossless | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Latest topics | » Dịch vụ quảng cáo google adwords, facebook giá rẻ nhất ở đà nẵngFri Oct 14, 2016 5:32 pm by ngochuanitpc » Bảng giá SEO tổng thể chuyên nghiệp, giá rẻ tại Đà NẵngTue Jul 05, 2016 4:13 pm by ngochuanitpc » 7 bước cơ bản để kinh doanh online hiệu quảFri Jun 10, 2016 11:48 am by ngochuanitpc » Công ty marketing online chuyên nghiệp, uy tín nhấtTue Jun 07, 2016 11:06 am by ngochuanitpc » Tư vấn dịch vụ SEO web miễn phí tại Đà NẵngFri May 20, 2016 5:42 pm by ngochuanitpc » máy in epson 9600 giá siêu rẻWed Jan 06, 2016 2:11 pm by vominhtien-mt » máy ép thủy lực 1m x 1m6 giá rẻWed Jan 06, 2016 2:05 pm by vominhtien-mt » may in epson 9800 giảm giáWed Jan 06, 2016 2:03 pm by vominhtien-mt » Giảm giá máy in Epson 9900Wed Jan 06, 2016 1:58 pm by vominhtien-mt » máy ép nhiệt 3D giá siêu rẻWed Jan 06, 2016 1:57 pm by vominhtien-mt » máy in epson 7900 giá cực "hót"Mon Jun 01, 2015 2:49 pm by vominhtien-mt » MÁY IN EPSON 9900 giá "siêu" rẻMon Jun 01, 2015 2:47 pm by vominhtien-mt » máy ép hình 3D "siêu" rẻMon Jun 01, 2015 2:25 pm by vominhtien-mt » máy ép nhiệt hơi 60cm x80cm "siêu" rẻMon Jun 01, 2015 2:07 pm by vominhtien-mt » Máy in hình lên lyFri Mar 27, 2015 11:03 am by huyenrio |
Quảng cáo | Ai cần quảng cáo xin liên hệ: Lobachevsky minhtriet_1990@yahoo.com.vn
|
feeds | |
Statistics | Diễn Đàn hiện có 347 thành viên Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: huyhoang4996
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 4740 in 3233 subjects
|
|