Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhânTên lửa đạn đạo có thể mang nhiều
đầu đạn hạt nhân trong một lần phóng.
Các
tên lửa đạn đạolà các tên lửa có chất nổ, được máy tính hoặc người điều khiển, sau khi
phóng thì chúng chỉ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn và lực cản của không
khí gây ra. Tên lửa đạn đạo dùng để mang các
đầu đạn với tầm xa từ mười cho đến vài trăm km. Các
tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc các
tên lửa đạn đạo vượt đại châu được phóng từ các
tàu ngầm có thể theo các
lộ trình dưới quỹ đạo hoặc
quỹ đạo với tầm xa xuyên lục địa. Các tên lửa đầu tiên chỉ có thể mang một
đầu đạn, thường với sức công phá khoảng megaton. Các
tên lửa như vậy yêu cầu phải có khả năng hoạt động với tính chính xác rất cao để đảm bảo phá hủy mục tiêu.
Từ những năm 1970, các tên lửa đạn đạo hiện đại được phát triển với
khả năng nhắm tới mục tiêu với độ chính xác cao hơn nhiều. Điều này làm
cho một tên lửa, trong một lần phóng, có thể mang đến hơn một chục đầu
đạn và nhắm tới các mục tiêu độc lập với nhau. Mỗi đầu đạn có thể có
sức công phá vài kiloton. Đây là một điểm mạnh quan trọng của tên lửa
đạn đạo có nhiều đầu đạn. Nó không chỉ cho phép phá hủy các mục tiêu
khác nhau, độc lập với nhau mà còn có thể cùng công phá một mục tiêu
theo kiểu bủa vây hoặc có thể tác chiến với các
vũ khí chiến thuật khác để vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phòng thủ của đối phương. Vào những năm 1970,
Liên Xôcông bố kế hoạch nhằm chế tạo ra các tên lửa đạn đạo nhiều đầu đạn. Số
tên lửa như vậy đủ lớn để cứ mỗi 19 giây đến 3 phút thì phóng một tên
lửa tới các thành phố lớn của nước
Mỹ, và việc đó có thể được thực hiện liên tục trong một giờ đồng hồ.
Tên lửa mang đầu đạn ở trong các kho lưu trữ đạn được của Hoa Kỳ được ký hiệu bằng chữ "W" ở đầu, ví dụ
W61 có các tính chất như
B61 nói ở trên nhưng có các yêu cầu về môi trường khác hẳn.
Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhânTên lửa hành trình có tầm tác dụng ngắn hơn
tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhưng rất khó bị đối phương phát hiện và ngăn chặn.
Tên lửa hành trìnhcó thể mang đầu đạn hạt nhân, bay ở độ cao rất thấp, khoảng cách ngắn
và được dẫn đường bởi các hệ thống điều khiển bên trong hoặc bên ngoài
(như
hệ thống định vị toàn cầu- GPS) làm cho chúng khó có thể bị đối phương phát hiện và ngăn chặn.
Tên lửa hành trình mang được trọng lượng nhỏ hơn tên lửa đạn đạo rất
nhiều nên sức công phá của đầu đạn mà nó mang thường là nhỏ. Tên lửa
hành trình không thể mang nhiều đầu đạn nên không thể công phá nhiều
mục tiêu. Mỗi tên lửa như vậy chỉ mang một đầu đạn mà thôi. Tuy nhiên,
do gọn nhẹ nên tên lửa hành trình quy ước có thể được phóng đi từ các
bệ phóng di động trên mặt đất, từ các
chiến hạm hoặc từ các
máy bay chiến đấu. Tên của các đầu đạn dành cho tên lửa hành trình của Mỹ không khác biệt với tên của các đầu đạn dành cho tên lửa đạn đạo.
Các phương pháp khácSúng cối
Davy Crockett là loại vũ khí hạt nhân nhỏ nhất của Mỹ.
Các phương pháp mang đầu đạn hạt nhân khác gồm
súng cối,
mìn, bom phá tàu ngầm,
ngư lôi,... Vào những năm 1950, Hoa Kỳ còn phát triển một loại đầu đạt hạt nhân với mục đích phòng không có tên là
Nike Hercules. Sau đó, nó được phát triển thành loại
tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn lớn hơn. Phần lớn các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng vào cuối những năm
1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng vào năm
1990. Tuy vậy,
Liên Xô (và sau đó là
Nga)
vẫn tiếp tục duy trì tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt
nhân. Một loại vũ khí chiến thuật nhỏ, nhẹ, hai người mang (thường hay
bị gọi nhầm là
bom xách tay) cũng khá phổ biến mặc dù nó không chính xác và không tiện lợi lắm.
Xem
danh sách vũ khí hạt nhân để biết thiết kế các loại vũ khí hạt nhân.
Lịch sử vũ khí hạt nhânHậu quả của vụ nổ bom ở
Hiroshima,
Nhật Bản.
Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được
Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của
Anh Quốc trong
Đệ nhị thế chiến, đó là một phần của
dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ
Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội đồng minh. Nhưng cuối cùng thì hai thành phố của
Nhật Bản là
Hiroshima và
Nagasaki lại là nơi chịu sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm
1945.
Liên Xô chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm
1949.
Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào
những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt
động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt
nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở
thành hiện thực. Hai
siêu cường của
chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một chiến dịch nhằm hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì một nền hòa bình mong manh lúc đó.
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc
thử nghiệm hạt nhânthường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi các thông điệp
chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong
thời gian này, đó là
Anh Quốc,
Pháp,
Trung Quốc.
Năm thành viên của "câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý một
thỏa hiệp hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc
dù có ít nhất hai nước (
Ấn Độ,
Nam Phi) đã chế tạo thành công và một nước (
Israel) có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm
1990, nước kế thừa Liên Xô trước đây là nước
Ngacùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân dự trữ để gia tăng sự
ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp
tục.
Pakistan thử nghiệm vũ khí đầu tiên của họ vào năm
1998,
CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm
2004.
Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng
về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã
hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường
được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức
mạnh của tự nhiên để hủy diệt con người.